Ba nguyên tắc quan trọng giúp con tự học ngữ pháp Tiếng Anh hiệu quả

Việc đầu tư cho trẻ học tiếng Anh từ sớm đã không còn xa lạ với các bậc cha mẹ, bởi tính ứng dụng và những lợi ích không thể chối cãi của ngoại ngữ này đối với tương lai các bé. Tuy nhiên, khác với việc ghi nhớ từ vựng hay luyện phát âm, học ngữ pháp tiếng Anh ở trẻ là điều không hề dễ dàng. Cùng lắng nghe Thạc sĩ Lã Thị Thu Thuỷ – Chuyên gia học thuật, Quản lý học phần Giáo viên Việt Nam của Language Link Academic chia sẻ cách hỗ trợ quá trình học ngữ pháp tiếng Anh hiệu quả cho trẻ!

Cô Lã Thị Thu Thuỷ là Thạc sĩ Lý luận và phương pháp giảng dạy Tiếng Anh, trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN, Thạc sĩ Nghiên cứu Phương pháp giảng dạy Tiếng Anh tại trường Đại học Anh ngữ Quốc gia Úc (Australian National College of English). Ngoài ra, cô còn nhận các giải thưởng về Giáo viên dạy giỏi cấp THPT Thành phố Hà Nội.

1. Nắm chắc ba mức ngữ pháp cần phải hoàn thành

a, Ngữ pháp về mức “Từ”

Để sử dụng các loại từ vựng một cách chuẩn xác thì người học cần tuân thủ theo một quy tắc nhất định. Và để hiểu được một lượng lớn ngữ pháp Tiếng Anh chính xác, các bậc phụ huynh cần giúp con hiểu được vị trí của chúng trong câu.

Các con cần phải ghi nhớ những vị trí của các loại từ dưới đây để có cách học ngữ pháp Tiếng Anh hiệu quả:

+ Vị trí của danh từ

  • Danh từ đứng sau a, an, the, this, that, these, those…
  • Danh từ cũng sẽ đứng sau tính từ sở hữu: my, your, her, his…
  • Hoặc là đứng sau từ chỉ số lượng như many, some, any…

+ Vị trí của tính từ

  • Tính từ đứng sau động từ to be
  • Tính từ đứng trước danh từ và bổ nghĩa cho danh từ
  • Tính từ đứng sau các từ chỉ nhận thức như look, feel, seem, smell, taste, find,…
  • Tính từ đứng sau động từ: stay, remain, become

+ Vị trí của trạng từ

  • Trạng từ thường sẽ đứng sau động từ thường
  • Trạng từ nằm giữa trợ động từ và động từ thường
  • Trạng từ nằm sau động từ to be
  • Trạng từ đứng trước hoặc sau động từ, bổ nghĩa cho động từ chính
  • Trạng từ đứng trước tính từ
  • Trạng từ đứng trước trạng từ, bổ nghĩa cho trạng từ
  • Đối với động từ thì thường sẽ đứng ngay sau chủ ngữ

b, Ngữ pháp về “Câu’’

Trước tiên phụ huynh cần giúp con tập thói quen viết một câu ngắn hoàn chỉnh, cụ thể để nâng cao kỹ năng hành văn rõ ràng, mạch lạc. Sau khi viết thành thạo một câu ngắn thì mới chuyển sang câu phức tạp với nhiều mệnh đề.

c,  Ngữ pháp về “Đoạn”

Sau khi con đã có thể dễ dàng viết câu bằng cách áp dụng ngữ pháp tiếng Anh đã học, bố mẹ có thể tăng độ khó lên. Hãy để con viết những đoạn văn cơ bản, có chủ đề gần gũi, thân thiết với bé, có độ từ 3 đến 7 câu. Đây là cách giúp trẻ nâng cao và vận dụng ngữ pháp tiếng Anh tổng hợp.Đồng thời, con cũng phải sử dụng nhiều vốn từ vựng để viết một đoạn văn có chủ đề chung nhất. Vì vậy, với một đoạn văn được viết ra, con sẽ học được rất nhiều thứ. Đặc biệt là các kỹ năng về viết, từ vựng, ngữ pháp và cấu trúc câu.

2. Chia nhỏ mục tiêu

Chia nhỏ kiến thức ngữ pháp tiếng Anh thành từng phần và học chúng theo trình tự từ dễ đến khó. Bố mẹ hãy để con học ngữ pháp một cách liên tục và áp dụng chúng vào các dạng bài tập ngữ pháp khác nhau. Nhờ làm bài tập, con sẽ nhớ lâu hơn.

Đồng thời, sau nhiều phần ngữ pháp nhỏ, hãy để con có thời gian ôn luyện và kiểm tra lại hết tất cả các kiến thức một cách tổng hợp. Việc chia nhỏ ngữ pháp ra thành từng phần để học sẽ giúp con học nhanh, nhớ lâu hơn, tránh tình trạng nhồi nhét ngữ pháp quá nhiều cùng một lúc, con sẽ cảm thấy áp lực khi phải nhớ chúng. Bên cạnh đó, trẻ cũng sẽ rất nhanh quên kiến thức.

3. Nắm chắc kiến thức mới và ôn luyện đều đặn hàng ngày

Khi học kiến thức mới, con cần nắm vững quy tắc sử dụng, làm bài luyện tập, vận dụng kiến thức nhuần nhuyễn.

Ngoài bài tập do các thầy cô giao, các phụ huynh có thể cùng con khám phá một số websites học tiếng Anh hữu ích:

Englishgrammar.org

bbc.com/learningenglish

usingenglish.com/

learnenglish.britishcouncil.org/

Englishclub.com

Và bố mẹ cũng cần ghi nhớ, dù là học ngữ pháp, khâu cuối cùng quan trọng nhất vẫn là giúp cho ngữ pháp của con “sống”. Điều này chỉ có thể đạt được khi con thực hành đủ cả bốn kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Cấu trúc cho bài thuyết trình bằng Tiếng Anh sẽ như thế nào?

Chưa được phân loại 20.05.2021

I. INTRODUCING YOURSELF – TỰ GIỚI THIỆU Good morning, ladies and gentlemens. (Chào buổi sáng quí ông/bà) Good afternoon, everybody (Chào buổi chiều mọi người.) I’m … , from [Class]/[Group]. (Tôi là…, đến từ…) Let me introduce myself; my name is …, member of group 1 (Để tôi tự giới thiệu, tên tôi là …, […]

3 cách giúp con tạo thói quen đọc mỗi ngày

Chưa được phân loại 15.04.2021

Ngại đọc sách là hiện tượng không còn xa lạ với phần lớn trẻ trong độ tuổi Tiểu học. Luôn coi việc đọc là thói quen cần thiết, cha mẹ tạo nên áp lực, vô tình khiến trẻ coi đây là nhiệm vụ cần hoàn thành. Biết cách tận dụng, sách ngoại văn không những […]

Cách học tiếng Anh cho người mất gốc với hai kỹ năng Nghe – Nói

Chưa được phân loại 28.03.2021

Tìm kiếm và lựa chọn các phương pháp học tiếng Anh phù hợp luôn là một trong các bước quan trọng nhất trước khi bắt đầu quá trình học tiếng Anh, đặc biệt với các đối tượng mất gốc hoặc “hổng kiến thức”. Với hai kỹ năng chủ động Listening và Speaking, việc học tập […]

BÌNH LUẬN

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *